1. Full Backups
1.1. Định nghĩa
Một bản full backup tạo ra một bản sao hoàn chỉnh của toàn bộ dữ liệu của bạn, bao gồm tất cả các tệp, thư mục, và cấu hình hệ thống. Điều này làm cho nó trở thành loại backup toàn diện nhất và dễ dàng nhất để khôi phục trong những trường hợp mất dữ liệu hoặc hư hỏng.
Vì tất cả dữ liệu được backup trong một quá trình full backup, nó cung cấp phương pháp khôi phục dữ liệu nhanh nhất và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần khôi phục bản full backup và tất cả dữ liệu của bạn sẽ được khôi phục liền mạch.
Tuy nhiên, việc thực hiện một bảng full backup có thể tốn thời gian và tốn nhiều tài nguyên, đặc biệt nếu tổ chức của bạn có lượng dữ liệu lớn. Bởi vì lý do này, thường nên thực hiện full backups theo lịch trình thường xuyên, chẳng hạn như hàng tuần hoặc hàng tháng, trong khi sử dụng incremental hay differential backups để backup hàng ngày hoặc hàng tuần.
Điều quan trọng cần lưu ý là một bảng full backup thường được sử dụng làm điểm khởi đầu cho các loại backup khác , chẳng hạn như incremental hay differential backups. Các bảng backups này chỉ backup các thay đổi được thực hiện đối với dữ liệu kể từ lần full backup cuối cùng, giảm thời gian và tài nguyên cần thiết để thực hiện backup một cách thường xuyên.
1.2. Ưu điểm
Full backups cung cấp một bản sao đầy đủ và chính xác dữ liệu của bạn tại một thời điểm cụ thể.
Chúng rất dễ hiểu và dễ thực hiện.
Chúng có thể hữu ích trong các tình huống mà bạn cần khôi phục tất cả dữ liệu sau một sự kiện thảm khốc như thiên tai hoặc tấn công mạng.
Full backups rất đơn giản để khôi phục vì bạn chỉ cần khôi phục một bản sao.
1.3. Nhược điểm
Full backups có thể tốn nhiều tài nguyên và thời gian, đặc biệt là đối với các bộ dữ liệu lớn, đòi hỏi nhiều dung lượng đĩa và thời gian để tạo.
Nếu bạn thực hiện chúng thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống và can thiệp vào các quy trình kinh doanh khác.
Full backups có thể dẫn đến rất nhiều dữ liệu dư thừa và lãng phí tài nguyên nếu thay đổi giữa các bản backup là nhỏ.
Chúng cũng có thể dẫn đến chi phí lưu trữ cao hơn, vì bạn cần thêm dung lượng đĩa để lưu trữ nhiều bản full backups theo thời gian.
2. Incremental Backups
2.1. Định nghĩa
Incremental backups là một chiến lược backup phổ biến liên quan đến việc chỉ sao lưu những thay đổi được thực hiện kể từ lần backup cuối cùng, cho dù đó là bản full backup hay incremental backup. Điều này có nghĩa rằng trong suốt quá trình thực hiện một bản incremental backup, chỉ những dữ liệu được thay đổi được backup, dẫn đến thời gian backup nhanh hơn và giảm dung lượng lưu trữ.
Ví dụ, nếu một tổ chức thực hiện một bản full backup vào thứ hai và sau đó là các bản incremental backups từ thứ ba đến thứ sáu, chỉ những dữ liệu thay đổi từ bản full backup vào ngày thứ hai sẽ được backup vào mỗi ngày tiếp theo. Cách tiếp cận này có thể rất hiệu quả cho những tổ chức tạo ra một lượng dữ liệu lớn hàng ngày, vì chỉ những dữ liệu mới được tạo hoặc sửa đổi cần được backup.
Tuy nhiên, một nhược điểm của incremental backup là thời gian phục hồi lâu hơn so với full backup. Để phục hồi dữ liệu từ incremental backups, bạn cần phục hồi bản full backup cuối cùng cùng với tất cả các bản incremental backups tiếp theo đúng thứ tự. Trong ví dụ trước, để khôi phục dữ liệu của bản incremental backups trong tuần, đầu tiên bạn cần phải phục hồi bản full backup của ngày thứ hai và sau đó là mỗi bản incremental backup từ thứ ba đến thứ sáu theo thứ tự chúng đã được thực hiện.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng tần suất của incremental backups có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức. Một vài chọn thực hiện hàng ngày, trong khi đó các tổ chức khác thực hiện nó nhiều lần trong một ngày thậm chí trong một giờ, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của dữ liệu và tác động tiềm tàng của việc mất dữ liệu.
2.2. Ưu điểm
Thời gian backup nhanh hơn: incremental backups nhanh hơn so với full backups bởi vì nó chỉ backup dữ liệu được thay đổi kể từ lần backup cuối cùng.
Sử dụng băng thông ít hơn: vì incremental backup chỉ backup dữ liệu được thay đổi, nó sử dụng ít băng thông và không gian lưu trữ hơn so với full backups.
Cửa sổ backup nhỏ hơn: bởi vì incremental backups nhanh hơn, nó có thể được thực hiện nhiều hơn, cho phép nhiều bản backups và một cửa sổ backup nhỏ hơn.
Ít tốn tài nguyên hơn: incremental backups ít tốn tài nguyên hơn so với full backups, có thể giúp giảm tải hệ thống trong các hoạt động backup.
2.3. Nhược điểm
Thời gian phục hồi lâu hơn: để phục hồi dữ liệu từ các bản incremental backups, bạn cần phải phục hồi bản full backup và tất cả các bản incremental backup kế tiếp. Quá trình này có thể tốn thời gian hơn so với việc phục hồi từ một bản full backup.
Quá trình phục hồi phức tạp hơn: incremental backups yêu cầu một quá trình phục hồi phức tạp hơn so với full backups, bởi vì bạn cần phải phục hồi nhiều bản backups theo đúng thứ tự.
Nhiều mối nguy về mất dữ liệu: nếu một trong những bản incremental backups trong chuỗi backup bị hỏng hay mất, bạn có lẽ không thể phục hồi hết tất cả dữ liệu.
Yêu cầu lưu trữ backup cao hơn: theo thời gian các bản incremental backups có thể tích lũy và yêu cầu nhiều dung lượng lưu trữ hơn so với full backups.
3. Differential Backups
3.1. Định nghĩa
Differential backups là một loại chiến lược backup kết hợp lợi ích của incremental và full backups. Trong một bản differential backup, dữ liệu được backup bao gồm tất cả dữ liệu được thay đổi kể từ lần full backup cuối cùng. Có nghĩa rằng bản full backup ban đầu chứa tất cả dữ liệu, trong khi các bản differential backups tiếp theo chỉ backup dữ liệu đã thay đổi.
So sánh với full backups, differential backups nhanh hơn bởi vì nó chỉ backup dữ liệu thay đổi kể từ lần full backup cuối cùng. Tuy nhiên, chúng lâu hơn incremental backups bởi vì chúng backup nhiều dữ liệu hơn so với incremental backups, thứ mà chỉ backup dữ liệu thay đổi kể từ lần backup cuối cùng (full hoặc incremental).
Ví dụ, hãy xem xét một tổ chức thực hiện full backup vào thứ hai và differential backups từ thứ ba đến thứ sáu. Bản differential backup của ngày thứ ba chứa dữ liệu được thay đổi trong ngày thứ ba, bản differential backup của ngày thứ tư chứa dữ liệu được thay đổi của ngày thứ ba và ngày thứ tư, và sau đó bản backup của ngày thứ sáu sẽ chứa dữ liệu được thay đổi từ thứ ba đến thứ sáu.
Khi phục hồi dữ liệu, differential backups nhanh hơn so với incremental backup. Để phục hồi dữ liệu của differential backups trong một tuần, bản chỉ cần bản full backup đầu tiên và bản differential backup cuối cùng để phục hồi dữ liệu cho nguyên tuần. Nhược điểm của cách tiếp cận này là differential backups chiếm không gian lưu trữ lớn hơn so với incremental backups, bởi vì chúng chứa nhiều dữ liệu hơn.
3.2. Ưu điểm
Nhanh hơn full backups: differential backups nhanh hơn so với full backups bởi vì chúng chỉ backup dữ liệu được thay đổi kể từ lần full backup cuối cùng.
Yêu cầu không gian lưu trữ nhỏ hơn: differential backups yêu cầu ít không gian lưu trữ hơn so với full backups bởi vì chúng không sao chép toàn bộ tập dữ liệu.
Phục hồi nhanh hơn: differential backups dễ dàng phục hồi hơn so với incremental backups bởi vì bạn chỉ cần bản full backup đầu tiên và bản differential backup cuối cùng để khôi phục tập dữ liệu.
3.3. Nhược điểm
Thời gian backup lâu hơn: differential backups lâu hơn so với incremental backup bởi vì chúng backup nhiều dữ liệu hơn so với incremental backups.
Yêu cầu không gian lưu trữ lớn hơn so với incremental backups: trong khi differential backup yêu cầu không gian lưu trữ nhỏ hơn so với full backups, chúng lại yêu cầu không gian lưu trữ lớn hơn so với incremental backups bởi vì chúng backup nhiều dữ liệu hơn.
Tăng mối nguy về mất dữ liệu: differential backup có nguy cơ mất dữ liệu cao hơn so với incremental backup bởi vì chúng backup nhiều dữ liệu hơn , và nếu bất kì phần nào của chuỗi backup bị lỗi, tất cả các bản backup trong chuỗi có thể bị mất.
4. Full Synthetic Backups
4.1. Định nghĩa
Full synthetic backups là một chiến lược backup kết hợp lợi ích của cả full và incremental backups. Thuật ngữ “synthetic” dùng để chỉ quá trình tổng hợp hoặc kết hợp các bản backups khác nhau thành một.
Cách chúng hoạt động:
Quá trình backup bắt đầu với một bản full backup tất cả dữ liệu.
Các bản backup tiếp theo sau đó được thực hiện incremental, có nghĩa là chỉ những thay đổi được thực hiện kể từ lần backup cuối cùng mới được backup.
Vào cuối chuỗi backup, các bản incremental backups được hợp nhất với bản full backup để tạo ra một bản full synthetic backup.
Ưu điểm chính của việc thực hiện full synthetic backup là nó giảm thời gian backup và phục hồi. Mặc dù dữ liệu được backup nhanh hơn sử dụng incremental backups, quá trình phục hồi có thể tốn thời gian bởi vì bạn cần khôi phục tất cả bản incremential backups trong chuỗi. Synthetic full backups, mặt khác, có thể khôi phục như là một bản full backup thông thường, nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.
Thêm vào đó, synthetic backups cũng giúp giảm sử dụng bộ nhớ và mức độ tiêu thụ băng thông mạng bởi vì chỉ những dữ liệu được thay đổi kể từ lần backup cuối cùng được backup. Tóm lại, full synthetic backups đưa ra một sự cân bằng hoàn hảo giữa tốc độ backup, tốc độ phục hồi, và hiệu quả lưu trữ.
4.2. Ưu điểm
Thời gian backup và phục hồi nhanh hơn so với full backups.
Giảm tiêu thụ băng thông so với full backups.
Giảm dung lượng lưu trữ so với full backups.
Cung cấp khả năng phục hồi dữ liệu như full backup, loại bỏ sự cần thiết phải khôi phục từng bản incremental backups.
4.3. Nhược điểm
Yêu cầu tài nguyên máy tính bổ sung để hợp nhất các bản backup thành một bản full synthetic backup.
Thời gian phục hồi có thể lâu hơn incremental backups do nhu cầu hợp nhất các bản incremental backups thành một bản full synthetic backup trong quá trình khôi phục.
Xuất hiện lỗi trong quá trình hợp nhất, mất dữ liệu có thể xảy ra.
Có thể không cung cấp cùng mức độ chi tiết như incremental backups nếu cần khôi phục các thay đổi cụ thể.